Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của thang máy điện dành cho gia đình

phan biet thang co phong may va khong phong may

Hiện nay, thang máy điện là một thiết bị di chuyển phổ biến và thân thuộc của nhiều gia đình, chung cư, tòa nhà, trung tâm thương mại…Tuy nhiên nhiều người vẫn thắc mắc cấu tạo và nguyên lý hoạt động của thang máy điện ra sao? Tất cả những câu hỏi này sẽ được thang máy Family giải đáp trong nội dung bài viết sau đây, xin mời quý vị và các bạn cùng theo dõi.

Cấu tạo hố thang máy gia đình

Sau đây sẽ cấu tạo hố thang máy gia đình bao gồm những phần cụ thể như sau:

Phân biệt thang có phòng máy và không có phòng máy 
Phân biệt thang có phòng máy và không có phòng máy

Cấu tạo hố thang máy có phòng máy

  • Thang máy sẽ được hoạt động và vận hành với phòng máy thang máy được lắp đặt ở trên cùng. Trong đó được đặt máy kéo và tủ điện thang máy có phòng máy. Cấu tạo thang máy gồm những bộ phần như sau: máy kéo, tủ điện, bộ chống quá tốc, ray dẫn hướng, bộ báo tải, bộ truyền cửa tầng, shoe dẫn hướng,  xích bù trừ, puli căng cáp của bộ chống quá tốc, bộ giảm chấn, cáp hành trình, cáp tải, cáp của bộ chống quá tốc, khung cabin, thắng cơ, puly treo cabin, đối trọng.
  • Ưu điểm của hố thang máy có phòng máy: Kỹ thuật viên dễ dàng trong việc thao tác bảo hành, sửa chữa, bảo dưỡng thang máy vì loại thang máy này có phòng riêng
  • Nhược điểm: Chi phí thiết kế phòng máy cao, nếu chiều cao tòa nhà hạn chế sẽ không thực hiện được.

Cấu tạo hố thang máy không phòng máy

  • Đây là dòng thang máy được cấu tạo hố thang máy không có phòng máy. Cấu tạo của dòng thang máy này sẽ bao gồm: Khung an toàn trên đầy cabin, bộ báo tài, bộ chống quá tốc, ray hướng dẫn, tủ điện, cabin, thắng cơ,  đối trọng, bộ truyền cửa tầng, cáp của bộ chống quá tốc, cáp tải, hộp vận hành HIP, puli của bộ chống quá tốc, bộ truyền cửa cabin, shoe dẫn hướng, ray dẫn hướng, bao che đối trọng, bộ giảm chấn.
  • Ưu điểm của hố thang máy không có phòng máy: Hợp với những công trình thang máy bị hạn chế về chiều cao. Có thể thu gọn diện tích thiết kế, giúp cho công trình gọn gàng và tiết kiệm chi phí.
  • Nhược điểm: Việc bảo trì và bảo dưỡng thang máy sẽ không được thuận tiện bằng thang máy có phòng máy.

Cấu tạo hố pit thang máy 

Hố pit thang máy được chia thành 3 bộ phần cơ bản với cấu tạo khác nhau, cụ thể như sau:

  • Hố pit thang máy: Đây là phần dưới cùng của cấu trúc thang máy, là phần hố âm được thi công xây dựng sâu hơn với với mặt đất trong khoảng từ 800mm – 1400mm
  • Hố thang máy: Đây chính là khoảng không được tính theo phương thẳng đứng cụ thể là khoảng 2m2
  • Phòng máy: Là bộ phận nằm ở trên cùng giếng thang máy, là nơi để hệ thống điều khiển thang máy (thang máy có phòng máy)

Hố pit là phần không gian được thiết kế riêng để đặt thang máy trong tòa nhà. Thiết kế hố thang phải được khảo sát kỹ phù hợp với kích thước thang máy, từ chiều cao, rộng và độ thoáng.

Cấu tạo chi tiết thiết bị trong thang máy 

Thang máy có cấu tạo chi tiết phân theo thiết kế thang máy. Bao gồm thang máy có phòng máy và thang máy không có phòng máy. Chi tiết cấu tạo của thang máy gồm những phần chính cụ thể như sau:

Các bộ phận trọng thang máy điện
Các bộ phận trọng thang máy điện

Động cơ thang máy (motor, máy kéo)

  • Đây là phần động cơ được lắp bên trên hoặc bên dưới của thang máy, thường thì động cơ sẽ được đặt ở trên đỉnh. Công trình bị giới hạn chiều cao thì có thể di chuyển xuống bên dưới. Phần motor/ máy kéo với tác dụng giảm tốc, dẫn động, làm quay puli – kéo cabin lên, xuống.
  • Để thang máy dừng tầng có thể mượt mà và nhịp nhàng hay không thì chúng ta phụ thuộc vào cấu tạo thang máy hệ thống phanh được gắn trên motor kéo. Từ đó giữ cabin dừng đúng tầng và chính xác nhất. Phần tang phanh và động cơ được gắn đồng trục với nhau, giúp cho quá trình dừng đúng theo mong muốn.
  • Phần motor được xem là một trong những thiết bị vô cùng quan trọng khi được lắp đặt. Cho nên những chủ đầu tư luôn mong muốn sử dụng những dòng motor nhập khẩu của các thương hiệu nổi tiếng như: Fuji hoặc Mitsubishi của Nhật Bản. 
Động cơ thang máy điện
Động cơ thang máy điện

Tủ điều khiển

  • Phần tủ thang máy vô cùng quan trọng, là hệ thống thang máy được lập trình tự động, giúp cho thang máy hoạt động một cách êm ái và không gặp sự cố. Tủ điều khiển được thiết kế gồm các thiết bị điện từ và các phần điện tử khác.
  • Vị trí của phần tủ thang máy sẽ được lắp đặt tại phòng máy nằm trên cùng của cabin, vừa đảm bảo tính thẩm mỹ, vừa đảm bảo sự an toàn. Nhờ vào tủ điều khiển bạn có thể thực hiện nhiều lệnh gọi tầng trong cùng 1 lúc lừng hoặc là thang máy đang di chuyển.
  • Hệ thống tủ được liên kết giữa các nút ấn tới hệ thống điều khiển, nhờ vậy phát lệnh cho thiết bị cơ học được hoạt động tốt. Bên cạnh đó thang máy còn được lắp thêm những hệ thống đèn tín hiệu ở cửa tầng và bên trong cabin. Nhờ vậy mà người dùng có thể nhận biết được tình trạng hoạt động của thang máy, cũng như vị trí của chúng.

Cabin thang máy:

Cabin thang máy là một trong những bộ phận không thể thiếu giúp cho người sử dụng di chuyển. Bên trong cabin được thiết kế trang trí thêm nội thất hoa văn, màn hình điện tử hoặc gương…Điều này tùy thuộc vào mục đích sử dụng của gia chủ. Các loại cabin tương đối đa dạng và phong phú, do đó mà khách hàng có thể thoải mái chọn lựa. 

Ở cabin thang máy gồm một số thiết bị phụ khác cụ thể như: đầu cửa cabin thang máy, khung bao cửa thang máy, khung cửa thang máy, cánh cửa thang máy, Sill cửa thang máy, khóa cửa an toàn cho thang, Photocell cảm biến vật cản, Sill cửa thang máy…

Rail thang máy

  • Đây là thiết bị để thang máy có thể di chuyển đúng hướng, phần đối trọng của thang máy đúng và không bị lệch ra khỏi thiết kế thì đã được thiết kế rail dẫy đường. Nó được lắp dọc theo giếng thang khi lắp đặt thang máy.
  • Ở phần trên nóc giếng thang sẽ được lắp motor đây là phần động cơ của thang máy. Phần này khâu dẫn động đến hộp giảm tốc theo một vận tốc cho sẵn. Qua đó làm quay puly để có thể kéo cabin được hoạt động lên xuống. Thang máy có phần đối trọng và cabin được liên kết với nhau nhờ hoạt động của motor đối trọng, đồng thời người ta sẽ sử dụng hệ thống puly ma sát treo cabin kết hợp sợi cáp nâng.

Thắng cơ (Bộ giảm tốc, giảm chấn)

  • Đây là thiết bị khống chế vượt tốc hay còn gọi là phanh cơ khí (thắng cơ), là một phần không thể thiếu đối với thang máy. Điều này xuất phát từ việc là thang máy có thể di chuyển quá nhanh hoặc quá chậm. Cho nên các nhà thiết kế đã sản xuất ra thắng cơ để xử lý tình huống này. Đây là phần giúp thang máy luôn trong mức an toàn nhất.

Giảm chấn

Trong quá trình sử dụng thang máy, đôi khi chúng ta cảm thấy thang máy rung chuyển, hoặc lúc gần tầng thì thang máy hơi rung nhẹ. Để có thể khắc phục hiện tượng này thì thang máy sẽ được lắp giảm chấn, nó được lắp ở vùng dưới thang máy. Với công dụng chính là dừng đỡ cabin và làm giảm sự rung lắc do dừng tầng của phần thang máy

Giảm chấn thủy lực thang máy
Giảm chấn thủy lực thang máy lắp đặt ở vị trí hố pit thang máy

Đối trọng thang máy

Cuối cùng đó là đối trọng thang máy, một phần không thể thiếu của các dòng thang máy. Với nguyên tắc hoạt động là 1 bên đối trọng và một bên là cabin, hai bên cân bằng với nhau. Phần trọng lượng của đối trọng được tính bằng tải trọng động và tải trọng tĩnh của cabin nhân với 150%.

Chất liệu làm nên đối trọng thang máy thường sẽ là bê tông đúc kết hợp với vỏ nhựa tạo cho vẻ ngoài sự bắt mắt.

Nguyên lý hoạt động thang máy điện

Thang máy điện sẽ được hoạt động dựa trên nguyên lý là các ròng rọc được kết nối với Motor. Khi động cơ điện quay làm cho các ròng rọc quay, sau đó ròng rọc sẽ làm cho dây cáp di chuyển và kéo cabin thang máy di chuyển theo hướng được thiết đặt sẵn. Trường hợp động cơ quay theo chiều người lại thì ròng rọc sẽ quay theo chiều ngược lại và làm cho cabin thang  máy di chuyển theo chiều mong muốn.

Toàn bộ cabin thang máy và đối trọng đều di chuyển và trượt trên ray dẫn hướng qua hệ thống đường ray dẫn trượt theo hai bên của giếng thang máy. 

Phần đường ray giữa cabin và đối trọng giảm sự lắc lư qua lại và phần này cũng được sử dụng với mục đích là để dừng cabin trong những trường hợp khẩn cấp.

Nguyên lý hoạt động của thang máy khi mất điện

Nguyên lý hoạt động của thang máy khi mất điện là điều quan trọng mà bạn nên biết, nhằm xử lý tình huống kịp thời nhất. Thang máy được thiết kế bao gồm 2 chức năng: chức năng cứu hộ tự động và chức năng hoạt động bằng nguồn điện dự trữ. Trường hợp thang máy mất điện thi mỗi chức năng sẽ có nhiệm vụ riêng biệt, đảm bảo hoạt động của con người khi sử dụng.

Chức năng sử dụng nguồn điện dự phòng 

Khi mất điện thì máy phát điện sẽ được người ta chọn lựa đầu tiên trong trường hợp có người đang mắc kẹt. Nhờ vậy mà nguồn điện dự trữ sẽ được kích hoạt và giúp cho cầu thang máy đưa khách về tầng gần nhất

Tiếp đó, thang máy sẽ tiếp tục hoạt động trở lại khi có điện hoặc bạn vẫn có thể sử dụng nguồn điện dự phòng. Đây là biện pháp nhanh chóng giúp bạn có thể ứng phó để giải cứu người bên trong thang máy.

Chức năng cứu hộ tự động MELD

Hầu hết các dòng thang máy sẽ được cài đặt chức năng này, giúp cho khách hàng có thể đi ra ở tầng gần nhất khi xảy ra sự cố. Chức năng tự động cứu hộ sẽ được kích hoạt và mở cửa cabin ở tầng gần nhất nếu bị mất điện. Khi này thang máy sẽ sử dụng nguồn điện cấp ở bình ắc quy dự phòng ở tủ cứu hộ.

Nên lưu ý là chức năng này sẽ không thể được hoạt động nếu kích hoạt các thiết bị an toàn và mạch điện nên bạn hãy lưu ý.

Bên cạnh đó chức năng tự động cứu hộ thang máy không những kích hoạt trong tình huống thang máy bị mất điện mà còn hoạt động khi dòng điện bị ngắt do cabin phòng máy bị tác động. 

Nguyên lý hoạt động của thang máy khi hỏa hoạn

  • Ở thang máy được trang bị chức năng hoạt động khi có hỏa hoạn: Khi công tắc của các chức năng vẫn hoạt động trong khi có hỏa hoạn trong phòng điều khiển, sảnh đợi thang máy…sẽ được kích hoặc hoặc thang máy nhận được tín hiệu báo động hỏa hoạn của tòa nhà, tất cả cabin trong cùng nhóm sẽ được đi đến tầng nhằm sơ tán nhanh nhất.
  • Công tắc của chức năng hoạt động trong trường hợp hỏa hoạn được lắp đặt tại vị trí được quy định khi đặt hàng sản phẩm
  • Ở chức năng hoạt động trong trường hợp hỏa hoạn, tầng sơ tán được quy định sẵn khi đặt hàng, là các tầng mà cabin sẽ đến và dừng để khách hàng có thể thoát ra ngoài.
Tuyệt đối không sử dụng thang máy khi gặp sự cố hỏa hoạn
Tuyệt đối không sử dụng thang máy khi gặp sự cố hỏa hoạn

Làm thế nào để thang máy hoạt động hiệu quả và an toàn?

Để thang máy được hoạt động an toàn và hiệu quả chúng ta cần cân nhắc một số những điều sau đây.

  • Trước khi sử dụng thang máy bạn hãy xác định thang máy có chạy ổn định hay không, có dừng đúng điểm hay không…Bằng cách là hãy cho thang máy chạy đủ ít nhất là 1 vòng từ dưới lên trên.
  • Bạn nên kiểm tra và xác nhận xem cảm biến cửa có hoạt động bình thường hay không
  • Nên kiểm tra nút gọi, bảng điều khiển trong cabin có đang bị bẩn hay không
  • Không tự ý sửa chữa, tháo dỡ khi thang máy không có các kỹ thuật viên giám sát
  • Thận trọng trong việc lựa chọn loại có nguyên lý hoạt động phù hợp: Ban đầu khi lựa chọn thì người sử dụng nên chọn những loại phù hợp với công trình của gia đình.
  • Mục đích sử dụng của thang máy là cho thuê, là ở, khách sạn hay nhà nghỉ
  • Thang máy gia đình bạn có phòng máy hay không có phòng máy (điều này phụ thuộc vào chiều cao công trình được cấp phép như thế nào)
  • Luôn bảo trì và bảo dưỡng thang máy đúng hạn: Dù thang máy của gia đình là thang máy liên doanh hay nhập khẩu, thì việc bảo trì cần được định kỳ và theo đúng quy trình của nó.
Bảo trì bảo dưỡng thang máy định kỳ
Bảo trì bảo dưỡng thang máy định kỳ giúp thang máy hoạt động luôn ổn định
  • Hãy giữ gìn và luôn vệ sinh đều đặn thang máy: Thang máy cũng giống như các thiết bị khác, cần được vệ sinh để đảm bảo chất lượng và tính thẩm mỹ, đặc biệt là quá trình hoạt động an toàn.
  • Không nên cho những vật nặng cồng kềnh vào bên trong thang máy để đảm bảo được tải trọng của thang máy.

Vừa rồi chúng ta đã cùng nhau đi tìm hiểu cấu tạo và nguyên lý hoạt động của thang máy điện dành cho gia đình. Đây là những thông tin giúp bạn hiểu thêm về dòng thang máy điện. Nếu quý vị và các bạn đang có nhu cầu lắp đặt thang máy điện, hãy liên hệ ngay cho thang máy Family để được tư vấn và lắp đặt sản phẩm sớm nhất. 

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Contact Me on Zalo
0931 69 66 22
0975 56 29 92