Hố pit thang máy là chi tiết rất quan trọng ảnh hưởng đến toàn bộ kết cấu của thiết bị. Nó không chỉ duy trì tuổi thọ của thang máy mà còn đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Vậy cụ thể hố pit thang máy là gì? Kích thước tiêu chuẩn như thế nào? Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp chi tiết thắc mắc này. Cùng theo dõi nhé!
Nội Dung Bài Viết
Hố pit là gì?
Những năm gần đây, nhu cầu lắp đặt thang máy trong gia đình ngày càng tăng cao. Đối với những căn biệt thự có diện tích lớn, sử dụng thang máy đem đến sự tiện lợi cho gia chủ. Để đảm bảo kết cấu chắc chắn của thang máy thì quá trình lắp đặt cần tính toán tỉ mỉ. Trong đó, phần hố pit của thang được thợ kỹ thuật quan tâm hơn cả.

Vậy hố pit thang máy là gì? Đây là chi tiết nằm ở vị trí dưới cùng của giếng thang. Thông thường, các nhà thiết kế sẽ ưu tiên phần hố pít nằm dưới độ cao của mặt đất. Hiểu cách đơn giản nhất, hố pit được ví như phần móng nhà giúp nâng đỡ toàn bộ các chi tiết phía trên.
Trong không gian của hố pit thang máy, một số chi tiết được lắp đặt kèm theo như: Bộ chống vượt tốc, thiết bị giảm chấn… Khi cabin của thang đi tới tầng cuối cùng, hố pít chính là nơi để đáy thang chui xuống. Cơ chế này giúp tránh được những va chạm khi tốc độ thang vượt quá mức kiểm soát. Cùng với đó, hố pit của thang máy hỗ trợ nhân viên kỹ thuật thao tác dễ dàng hơn khi cần sửa chữa, bảo dưỡng.
Cách xây dựng hố Pit thang máy
Thiết kế hố pít thang máy luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Nhờ tác dụng giảm chấn, bộ phận này giúp hạn chế tối đa sự cố xảy ra khi thang máy vận hành. Dưới đây là bản vẽ thiết kế dành cho hố pit thang máy trong gia đình bạn có thể tham khảo.
Chiều sâu hố pit thang máy là bao nhiêu?
Hố thang có độ sâu trung bình từ 500mm – 1500mm. Đa số thợ kỹ thuật đều ưu tiên thiết kế chiều sâu của hố thang là 1500mm. Ở bên dưới đáy của hố pít sẽ đệm thêm lớp bê tông có chiều sâu khoảng 200mm. Thao tác kỹ thuật này giúp đảm sự vận hành ổn định lâu dài của thang máy. Đồng thời, nó hạn chế tình trạng thang máy bị thấm nước sau một thời gian sử dụng.

Bản vẽ kết cấu hố pit thang máy tiêu chuẩn
Để đảm bảo tính đồng bộ, kết cấu của hố pit thang máy sẽ được tính toán tương ứng với bản vẽ thiết kế nhà. Dựa vào nhu cầu của gia chủ và diện tích đất thực tế, đội ngũ kỹ sư sẽ tư vấn phương án thiết kế hợp lý nhất. Sau khi phác thảo phương án tổng thể, kỹ sư sẽ tiến hành bản vẽ chi tiết.

Nhằm thể hiện rõ nét các chi tiết trên giấy, bản vẽ kỹ thuật bao gồm: Mặt cắt dọc và mặt cắt ngang hố pit. Tương ứng với các góc cạnh là chiều dài, chiều ngang. Nhờ đó, gia chủ có thể dễ dàng hình dụng về kết cấu của hố pit. Đồng thời, nó giúp hạn chế rủi ro hoặc lỗi kỹ thuật trong quá trình thi công.
Khi tiến hành xây dựng công trình, móng hố pít thang máy và móng nhà sẽ được ép cọc cùng nhau. Dựa vào kết cấu móng của ngôi nhà, thợ kỹ thuật có thể tính toán về các con số chi tiết của móng thang máy. Với bản vẽ đạt chuẩn, quá trình lắp đặt hay sửa chữa thang máy rất thuận lợi. Thêm vào đó, móng thang càng chắc chắn thì chịu lực càng tốt và vận hành ổn định.

Bên cạnh đó, thiết kế của móng thang máy còn phụ thuộc vào trọng lượng thang. Đối với thiết bị lắp đặt theo quy mô hộ gia đình thường có trọng lượng 200kg, 350kg, 450kg. Kích thước của hố thang tương ứng là 1300mm x 1300mm, 1500mm x 1500mm và 1600mm x 1600mm (chiều dài x chiều rộng).

Kỹ thuật thi công hố pít thang nhất định cần tuân thủ là đảm bảo chống thấm tốt. Phía trong và ngoài bề mặt hố thang cần được quét lớp hồ dầu hoặc xica. Sau khi hoàn thành, bạn cần kiểm tra lại chất lượng công trình. Thực tế, nhiều thợ kỹ thuật có tay nghề chưa cao hoặc vật liệu kém chất lượng khiến hố pít bị thấm nước nghiêm trọng. Khi đó, bạn cần tìm ngay giải pháp hiệu quả để khắc phục kịp thời.
Ngoài ra, hố pit của thang máy nằm trên hệ thống giằng móng có kết cấu chắc chắn. Nó không nằm riêng lẻ mà liên kết chặt chẽ với cấu trúc của ngôi nhà. Theo kinh nghiệm thực tế của những thợ kỹ thuật lâu năm thì sử dụng thép phi 16 cho hố pít hợp lý nhất. Đặc biệt hơn, gia chủ cần xây dựng kế hoạch và dự trù kinh phí chu đáo cho công trình. So với các ngôi nhà cải tạo lắp đặt thêm thang máy thì xây dựng hố pít từ ban đầu có tuổi thọ lâu hơn
Cách chống thấm cho hố Pit thang máy
Phương pháp chống thấm hố pit thang máy đang được ưa chuộng hiện nay là: Phun thẩm thấu và màng chống thấm. Đối với công nghệ phun thẩm thấu, thợ kỹ thuật sẽ vệ sinh hố thang sạch sẽ và loại bỏ hết lớp vữa cũ. Tiếp đó, hố pit được trát lớp vữa mới, phun nước để tạo độ ẩm và phun hai lớp thẩm thấu. Cuối cùng, một lớp vữa mỏng được trát đều bên ngoài để bao phủ lớp chống thấm.
Kỹ thuật chống thấm nước cho hố pit của thang máy
Khi sử dụng màng chống thấm, thợ kỹ thuật tiến hành quét lớp Primer lên toàn bộ bề mặt hố pit rồi phủ màng chống thấm. Bước tiếp theo, trát một lớp vữa vừa đủ lên trên màng chống thấm và ghép cốt pha. Sau đó, phủ lớp Primer cuối cùng nhằm đảm bảo chất lượng chống thấm cho công trình.
Qua bài viết trên đây, chúng tôi đã cung cấp những thông tin cần thiết về hố pit thang máy. Nếu có nhu cầu tư vấn thiết kế, xây dựng hố pit thang máy, quý khách hàng liên hệ ngay đến địa chỉ: https://thangmayfamily.com/. Hoặc liên hệ tổng đài tư vấn 24/7 theo số Hotline 093 169 6622 Đội ngũ nhân viên của Công ty thang máy Family sẽ cung cấp cho bạn những giải pháp tốt nhất để lắp đặt thiết bị thông minh cho gia đình.
Bài viết xem thêm
Thang máy gia đình không cần hố Pit