Thiết Kế Thang Máy Đặt Chuẩn Kèm Bản Vẽ Thang Máy Gia Đình

thiet ke thang bo ket hop thang may

Thiết kế thang máy, các nguyên tắc khi xây dựng hố thang máy gia đình là một hạng mục mà chủ đầu tư cần quan tâm. Nhằm đảm bảo được sự an toàn trong vận hành, hiệu suất của thang máy. Hơn nữa còn đảm bảo được tính thẩm mỹ cho tổng thể công trình. Nếu bạn cũng đang quan tâm về vấn đề này, xin mời theo dõi những thông tin của bài viết dưới đây nhé.

Giải pháp thiết kế thang máy gia đình có diện tích khác nhau 

Thiết kế thang máy cho nhà có hình ống

Đối với kiểu nhà ống vị trí đặt thang máy gia đình nên chọn canh cầu thang bộ tại vị trí giữa nhà, Tạo lối đi lại cho hành lang và có thể phân ngôi nhà thành 2 phòng

Thiết kế thang máy gia đình dành cho nhà ống
Thiết kế thang máy gia đình dành cho nhà ống
  • Ta có thể lựa chọn loại thang máy có tải trọng từ 300kg – 450kg
  • Với kết cấu hố: Sử dụng hố bên tông xây tường gạch giúp tiết kiệm chi phí và giảm giá thành

Lựa chọn vị trí đặt thang máy cho nhà ống

Thiết kế thang máy cho nhà có diện tích nhỏ

Với gia đình nhà phố, nhà nhỏ có thang máy, diện tích sàn trên dưới 35m2. Thông thường là để thang máy gia đình ở cuối nhà giúp không gian nhà được rộng hơn

Hướng dẫn thiết kế thang máy cho nhà diện tích nhỏ
Hướng dẫn thiết kế thang máy cho nhà diện tích nhỏ
  • Lựa chọn loại thang mini với tải trọng từ 200kg đến 300kg
  • Kết cấu hố: sử dụng loại hố dựng băng khung thép hoặc bằng khung nhôm bao quanh là kính cường lực. Giúp tiết kiệm diện tích và tạo không gian mở cho ngôi nhà

Vị trí đặt thang máy cho nhà có diện tích nhỏ phù hợp nhất

Thiết kế thang máy cho nhà có diện tích rộng

Nhà có diện tích rộng như biệt thự, lâu đài, nhà liền kề…sẽ có rất nhiều phương án để thiết kế thang máy 

Thiết kế thang máy cho nhà diện tích rộng như biệt thự, nhà vườn
Thiết kế thang máy cho nhà diện tích rộng như biệt thự, nhà vườn
  • Với những nhà thích mẫu thang kính có thể đặt thang máy gia đình trong lòng cầu thang bộ tạo sự sang trọng cho ngôi nhà
  • Còn với những gia đình thích sử dụng loại thang máy sử dụng hố bê tông thì vị trí thang máy có thể lựa chọn cạnh cầu thang bộ hoặc cuối nhà.
  • Mức tải trọng thang máy phù hợp với diện tích nhà từ 450kg trở lên

Nhà có không gian rộng nên chúng ta có thể lắp đặt thang máy ở rất nhiều vị trí

Những phương án thiết kế thi công hố thang máy

Sau đây chúng tôi sẽ giới thiệu đến quý vị và các bạn một số phương án thiết kế thi công hố thang máy cho các công trình 

Thiết kế thang máy gia đình với hố xây dựng bằng cột bê tông tường gạch 

Mặt cắt ngang hố thang máy xây dựng bằng bê tông

Bản vẽ mặt cắt ngang dành cho hố thang máy kết cấu bê tông tường gạch
Bản vẽ mặt cắt ngang dành cho hố thang máy kết cấu bê tông tường gạch

Mặt cắt dọc hố thang máy xây dựng bằng bê tông

Thiết kế mặt cắt dọc cho hố thang máy gia đình bê tông
Thiết kế mặt cắt dọc cho hố thang máy gia đình bê tông

Mặt cắt sàn phòng thang máy xây dựng bằng bê tông

Bản vẽ hướng dẫn xây dựng hố thang máy gia đình
Bản vẽ hướng dẫn xây dựng hố thang máy gia đình

Thiết kế hố PIT thang máy dựng bằng bê tông

Bản vẽ xây dựng hố pit thang máy gia đình kết cấu bê tông
Bản vẽ xây dựng hố pit thang máy gia đình kết cấu bê tông

Thiết kế cabin thang máy với hố xây dựng bằng bê tông 

Thiết kế cabin thang máy inox dành cho thang máy hố bê tông
Thiết kế cabin thang máy inox dành cho thang máy hố bê tông

Thiết kế thang máy gia đình với hố dựng bằng khung thép

Thiết kế mặt cắt ngang hố khung thép

Bản vẽ mặt cắt ngang hố thang máy được dựng bằng khung thép
Bản vẽ mặt cắt ngang hố thang máy được dựng bằng khung thép

Thiết kế mặt cắt dọc hố khung thép

Mặt cắt dọc hố thang máy sử dụng khung thép
Mặt cắt dọc hố thang máy sử dụng khung thép

Thiết kế kết cấu khung thép thang máy

Bản vẽ kết cấu khung thép dành cho thang máy gia đình
Bản vẽ kết cấu khung thép dành cho thang máy gia đình

Thiết kế hố PIT thang máy dụng khung thép

Kết câu hố pit dành cho thang máy kính kết cấu hố khung thép
Kết câu hố pit dành cho thang máy kính kết cấu hố khung thép

Thiết kế cabin thang máy với hố dụng bằng khung thép

Cabin thang máy sử dụng khung thép kết hợp kính trong suốt
Cabin thang máy sử dụng khung thép kết hợp kính trong suốt

Những lưu ý khi thiết kế thang máy gia đình

Hiện nay thiết kế thang máy gia đình sẽ ảnh hưởng lớn đến sự vận hàng và độ an toàn cho người sử dụng. Thang máy gia đình đòi hỏi những kỹ thuật cao trong quá trình lắp đặt. Và khi thực hiện lắp đặt chúng ta cần lưu ý một số những điều sau khi thiết kế thang máy gia đình như sau:

Lưu ý khi xây hố thang máy gia đình

Quá trình lắp đặt hố thang máy gia đình chủ đầu tư cần phải làm theo đúng kích thước và tỷ lệ nhằm đáp ứng được những quy chuẩn của thang máy.

  • Kích thước hố thang máy: Đây là kích thước lọt lòng bao gồm chiều sâu và chiều ngang hố. Điều này tùy thuộc vào tải trọng để có thể tính toán sao cho hợp lý nhất. Ở mỗi loại thang máy gia đình sẽ có kích thước khác nhau, do đó mà cần lựa chọn được dòng thang sử dụng để tính toán hợp lý nhất. 
  • Hố pit thang máy: Đây là phần được tính từ phần cột 0:0 trở xuống. Theo yêu cầu kỹ thuật là hố thang máy luôn phải đảm bảo sự chính xác, khô ráo và không thấm nước. Do đó mà khi làm hố pít cần đổ bê tông cả 5 mặt với chiều dày khoảng 200mm. Tùy theo dòng thang máy gia đình lựa chọn mà tính toán hố pit phù hợp.
  • Phòng thang máy: Được phân loại thành các dòng thang máy có phòng máy và thang máy không có phòng máy. Do mà khi đổ sàn cần phải chừa trống các lỗ kỹ thuật. Để hiểu hơn thì hãy liên hệ đơn vị thi công lắp đặt thang máy để tư vấn.
  • Đà linteau giữa các tầng: Đây là hệ thống Rail dẫn hướng, với yêu cầu khoảng cách là 1500mm bắt buộc phải có một điểm bắt cố định vào tường. Trong đó khi làm hố thang cần phải có hệ thống đà Linteau 3 mặt hố vào khoảng giữa tầng để đảm bảo an toàn. Với loại thang máy đối trọng đặt bên hông thì đà linteau giữa tầng chỉ cần làm ở 2 mặt bên hông của hố thang. 

Luôn hiểu cụ thể thông số kỹ thuật khi thiết kế thang máy

  • Điều lưu ý tiếp theo là cần phải nắm rõ các thông số kỹ thuật. Cụ thể như: cửa thang, kích thước hố thang, chiều sâu hố pit, chiều cao phòng máy (nếu có), overhead.
  • kích thước thang máy này được tính lọt lòng, chưa có phần tường bao quanh. Ở xung quanh phần hố thang được sử dụng đổ bê tông toàn bộ hoặc khung thép, tường gạch, cột bê tông.

Vị trí lắp đặt thiết kế thang máy

Hãy lưu ý đến vị trí lắp đặt thang máy có thể lựa chọn trong nhà hoặc ngoài trời, tùy vào nhu cầu sử dụng và sự tư vấn từ kiến trúc sư. Mỗi vị trí khu vực lắp đặt thang máy sẽ ảnh hưởng đến thiết kế của thang máy. Hãy căn cứ vào tình hình thực tế để có những lựa chọn phù hợp nhất. 

  • Với những thang máy lắp đặt ngoài trời sẽ mất nhiều chi phí và bảo dưỡng đều đặn. Đây là dòng thang máy cho những ngôi nhà có diện tích nhỏ hẹp.
  • Thang máy có thể được thiết kế lắp đặt ở giếng trời, cạnh thang bộ, góc nhà…

Bản vẽ 3D thể hiện kết cấu thang máy gia đình nằmg giữa lòng cầu thang bộ

Thiết kế mặt cắt sàn phòng của thang máy

Một lưu ý tiếp theo đó chính là thiết kế và thi công sàn phòng máy của thang máy cần phải đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật nghiêm ngặt như sau: 

  • Cần phải làm hệ thống thoát nhiệt, thông gió đảm bảo ngăn nước mưa xâm nhập vào thang máy.
  • Cần tiến hành thiết kế, thi công dầm bê tông khóa 4 mặt hố thang trước khi tiến hành đổ sàn phòng máy. Dầm chịu lực cho toàn bộ hệ thống thang máy cho nên cần được thao tác và thông số chính xác nhất. Để đảm bảo chất lượng và an toàn.
  • Thực hiện thiết kế, thi công lỗ chừa trên sàn phòng máy. Thông số kỹ thuật như sau: lỗ 200mm x 200mm là nơi xỏ cáp đối trọng quan, lỗ 700mm x 700mm là nơi để xỏ cáp xuống cabin.
  • Chiều dày sàn phòng máy bằng độ dày của các sàn khác khoảng 120mm.

Như vậy chúng ta vừa cùng nhau đi tìm hiểu về chủ đề thiết kế thang máy, các nguyên tắc khi xây dựng hố thang máy gia đình. Đây là những thông tin hữu ích và quan trọng mà chủ đầu tư cần nắm được. Để có thể có được công trình thang máy hoàn thiện đảm bảo an toàn, chất lượng tốt nhất. Chúc các bạn thành công.

Đánh giá bài viết

Trả lời

Contact Me on Zalo
0931 69 66 22
0975 56 29 92